Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Đông Xuyên - Huyện Ninh Giang

23/4/2023  |  English  |  中文

Lịch sử, văn hóa - Xã Đông Xuyên

a-    Lịch sử hình thành:

Đông Xuyên là một xã thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Đông Xuyên đã sát cánh cùng nhân dân cả nước lập lên những chiến công oanh liệt trong lao động sản xuất, cũng như trong đấu tranh chống thù trong giặc ngoài làm rạng rỡ trang sử hào hùng của Đảng và dân tộc ta.

Đầu thế kỷ 19 Đông Xuyên là một xã thuộc tổng Đông Cao, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hổng, trấn Hải Dương. Tổng Đông Cao lúc đó có 15 xã, đó là: Đông Cao, Trịnh Xuyên, Đan Bối, Dậu Trì, Đoan Xuyên, Đa Nghi, An Cử, Bối Giang, Đồng Lại, Đan Cầu, Do Nghĩa, Đạo Lương, Bối Thị và Cổ Lôi sau này do sự thay đổi về địa lý Đông Cao là một xã thuộc tổng Đông Cao, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Đông Xuyên là xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Ninh Giang, xã có 2 thôn là Đông Cao, Xuyên Hử với vị trí như sau:

  • Phía bắc giáp xã Tân Phong
  • Phía nam giáp xã Ninh Hải
  • Phía Đông giáp xã Tân Hương
  • Phía Tây giáp xã Vạn Phúc

Xã Đông Xuyên nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ vì vậy đất đai được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Cửu An bồi tụ. Đất đai mầu mỡ đã sớm thu hút các dòng họ đến đây sinh cư lập nghiệp, hình thành lên làng xóm, sớm nhất là làng Đông Cao ở phía Đông làng Hổ ở phía tây ( tức là làng Xuyên Hử ngày nay). Đầu thế kỷ 19 trở về trước làng Đông Cao và Làng Xuyên Hử thuộc phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước la. đã chia huyện Vĩnh lại thành 8 tổng Đông Cao và Xuyên Hử là 2 xã của tổng Xuyên Hử huyện Vĩnh Lại phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đông Cao và Xuyên Hử được nhập thành một xã lấy tên là xã Đông Xuyên. Tháng 10 - 1948 sáp nhập 2 xã: Đông Xuyên và Bồng Lý (nay là xã Ninh Hải) thành một xã lấy tên là xã Bình Xuyên. Xã Bình Xuyên có 5 thôn: Đông Cao, Xuyên Hử, Nhân Lý, Bồng Lai và Đồng Bình. Đến năm 1956, xã Bình Xuyên lại chia tách thành hai xã. Xã Dông Xưyên được tái lập và gồm 2 thôn là Dông Cao và Xuyên Hử; 3 thôn còn lại là Nhân Lý. Bồng Lai và Đồng Bình thuộc xã Ninh Hải.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Đông Xuyên có một chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh nhưng đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Đông Xuyên đã đóng góp sức người, sức của cùng nhân dân cả nước đánh thắng bọn đế quốc, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc của Tổ quốc.

Bằng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo nhân dân đã tích cực cải tạo đồng ruộng, khai hoang phục hóa làm thủy lợi khắc phục lũ lụt, thiên tai, chính vì vậy mà đồng đất của Đông Xuyên đã cấy được 2 vụ lúa có năng suất cao, ngoài ra nhân dân còn trồng rau mầu cho thu nhập khá. Bên cạnh đó công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh, bắt nhịp được với xu thế thị trường khai thác được tiềm năng, lợi thế về địa lý thuận lợi nằm trên tuyến giao thông tỉnh lộ 37 chạy qua nối với tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh, Thái Bình thuận lợi trong giao thương hàng hóa. Vì vậy đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư tích cực, làm cho bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc.

  1. Điều kiện tự nhiên, xã hội: Xã Đông Xuyên có diện tích tự nhiên 601,73 ha với 1.597 hộ dân, dân số 5.531 người, địa bàn xã được bao bọc bởi gần 4 km sông Cửu An điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp, bồi đắp thêm mầu mỡ cho đồng ruộng.
  2. Tiềm năng phát triển kinh tế và những thành tựu nổi bật:
    Vốn là một xã thuần nông, nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân là 2 vụ lúa, những năm gần đây phát huy thế mạnh về tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, nhân dân trong địa phương đã mở rộng buôn bán giao lưu thương mại hàng hóa với hầu hết các xã trong huyện ,các huyện bạn, thành phố Hải Phòng, Hải Dương. Vì nằm ở gần trung tâm huyện, có giao thông thuận tiện nên các doanh nghiệp trên địa bàn xã phát triển (hiện có hơn 3 công ty, doanh nghiệp chế biến, may mặc, vật liệu xây dưng...)
    - Lực lượng lao động của xã khá dồi dào với gần 4000 lao động; có trên 3000 lao động làm việc ở các khu công nghiệp dịch vụ ở trong và ngoài huyện. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh và đa dạng như: cơ khí, mộc dân dụng, may mặc, kinh doanh tạp hóa, đại lý ủy thác hàng tạp hóa. Toàn xã có hơn 100 hộ kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ, hơn 70 hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp.
    Xã có 01 di tích Chùa Sùng Ân được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1974. Chùa Sùng Ân thôn Đông Cao, xã Đông Xuyên được xây dựng từ thời Lý. Vào thời Lê tương tuyền khi nhà Mạc thất thế có 1 hoàng tử và 1 công chúa Mạc (không rõ tên) chạy về Đông Cao, đã dùng chùa để thờ Phật và sống ẩn dật. Sau này công chúa đã mất tại đây cho nên ở đây vẫn còn một khu mộ mà dân gọi là Đống Mả Chúa. Cho nên từ xưa đến nay vẫn là nơi thờ phật phục vụ tự do tín ngưỡng của nhân dân. Theo nội dung ghi trên bia chùa còn thờ "Huyền Quang" vị sư tổ thứ ba của phái thiền Trúc Lâm Việt Nam do Trần Nhân Tông sáng lập. Hệ thống tượng Phật chùa Đông Cao thực sự là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, phần lớn tượng Phật được kiến tạo vào thời Lê và thời Nguyễn. Lễ hội truyển thống của chùa được tổ chức vào ngày 15/3 (âm lịch). Trước cách mạng tháng 8/1945 cùng với lễ hội, đình và miếu, lễ hội chùa diễn ra sôi nổi, cầu kỳ, có rước kiệu Thành hoàng từ miếu, đình ra chùa sau đó lại rước về và tế lễ. Lễ vật dâng Phật chỉ là hương hoa, trầu cau và hoa quả, nhưng với tấm lòng thành kính dâng lên Đức Phật, sau đó có tổ chức một số trò vui dân gian như hát Ả Đào, hát chèo...
    Vốn là mảnh đất có tuyển thống lịch sử và văn hoá. Tuy là một xã thuần nông nhưng với ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá dân tộc, nhân dân nơi đây đã không tiếc công sức và tiền bạc để tu bổ, sửa chữa ngôi chùa cổ kính quyết tâm gìn giữ cồng trình ông cha để lại lưu truyền cho con cháu mai sau. Trải qua thăng trầm của lịch sử Đông Xuyên từ một xã thuần nông, nghèo. Đến nay xã có những bứt phá phát triển kinh tế, chính trị xã hội với một diện mạo mới, xã đầu tư xây dựng trụ sở làm việc 3 tầng, Hội trường trung tâm văn hóa, nghĩa trang Liệt sĩ, hệ thống trường lớp cao tầng, 3 cấp học khang trang sạch đẹp và 2/3 đạt chuẩn Quốc gia, chuẩn mức độ 1; đường giao thông nông thôn được bê tông hóa 100% bằng 25 km, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, năm sau cao hơn năm trước; thu nhập bình quân đầu người cũng được nâng lên một cách rõ rệt năm 2022 là 56,7 triệu đồng. Toàn xã đã hoàn thành việc xóa nhà tranh tre vách đất, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm mỗi năm 2%, hiện toàn xã còn 2,1% hộ nghèo; hộ khá giầu tăng. Xã có 2/2 làng đạt danh hiệu làng, KDC văn hóa đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện; xã phấn đấu năm 2024 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Quyết định của UBND tỉnh Hải Dương, Đảng bộ và chính quyền nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh và lao động tiên tiến.